Sử dụng tro bay trong sản xuất xi măng - Lợi ích kép (P4)
(29/11/2018 10:14:27 AM)
>> Sử dụng tro bay trong sản xuất clanhke xi măng - Lợi ích kép (P3)
>> Sử dụng tro bay trong sản xuất clanhke xi măng - Lợi ích kép (P2)
>> Sử dụng tro bay trong sản xuất clanhke xi măng - Lợi ích kép (P1)
3.2.2. Kết quả nghiên cứu năm 2014 – 2016
Do nhu cầu về sét cho sản xuất clanhke xi măng ở Việt Nam ngày càng tăng, lượng FA thải ra hàng năm cũng ngày càng tăng, như đã trình bày ở phần 1,2 của bài viết này nên năm 2014 Nhà nước đã giao cho VIBM nghiên cứu sử dụng FA thay thế sét để sản xuất lanhke xi măng. Điểm khác nhau của đề tài nghiên cứu năm 2014 và 1994 là: Đề tài nghiên cứu năm 2014 có mục đích nghiên cứu FA thay thế sét để sản xuất clanhke bằng công nghệ lò quay phương pháp khô. Vấn đề nghiên cứu chính của đề tài năm 2014 là: a) Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng than chưa cháy và b) Nghiên cứu hàm lượng alkali trong FA đến quá trình công nghệ nung clanhke trong lò quay phương pháp khô.
Thành phần hoá của các nguyên liệu sử dụng cho nghiên cứu được nêu trong bảng 4.
>> Sử dụng tro bay trong sản xuất clanhke xi măng - Lợi ích kép (P2)
>> Sử dụng tro bay trong sản xuất clanhke xi măng - Lợi ích kép (P1)
3.2.2. Kết quả nghiên cứu năm 2014 – 2016
Do nhu cầu về sét cho sản xuất clanhke xi măng ở Việt Nam ngày càng tăng, lượng FA thải ra hàng năm cũng ngày càng tăng, như đã trình bày ở phần 1,2 của bài viết này nên năm 2014 Nhà nước đã giao cho VIBM nghiên cứu sử dụng FA thay thế sét để sản xuất lanhke xi măng. Điểm khác nhau của đề tài nghiên cứu năm 2014 và 1994 là: Đề tài nghiên cứu năm 2014 có mục đích nghiên cứu FA thay thế sét để sản xuất clanhke bằng công nghệ lò quay phương pháp khô. Vấn đề nghiên cứu chính của đề tài năm 2014 là: a) Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng than chưa cháy và b) Nghiên cứu hàm lượng alkali trong FA đến quá trình công nghệ nung clanhke trong lò quay phương pháp khô.
Thành phần hoá của các nguyên liệu sử dụng cho nghiên cứu được nêu trong bảng 4.
- Clanhke được thiết kế với các hệ số công nghệ chế tạo như sau: Hệ số bão hòa vôi:LSF = 94 – 96; Mô dun silic: MS = 2,4 - 2,6; Mô đun nhôm: MA = 1,3 - 1,6.
- Hàm lượng FA được sử dụng thay thế sét từ 0% đến 100%, tương ứng với các mẫu nghiên cứu M0 – M100.
- Thành phần hoá của các mẫu clanhke nghiên cứu được nêu trong bảng 5.
a) Để xác định ảnh hưởng của hàm lượng than chưa cháy trong FA đến quá trình công nghệ nung, nhóm nghiên cứu đã phân tích nhiệt vi sai các phối liệu nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy, ở khoảng 620oC trên giản đồ DTA có xuất hiện píc toả nhiệt (xem giản đồ phân tích mẫu M50 ở hình 1). Kết quả này cho thấy, C trong FA cháy ở nhiệt độ khoảng 620oC.
Nhiệt độ 620oC là nhiệt độ ở tháp trao đổi nhiệt C3. Như vậy, tại C3 các bon trong than sẽ cháy. Nếu lượng không khí tại đây không đủ cho phản ứng cháy xảy ra đầy đủ thì sản phẩm cháy sẽ có CO. Khi có CO trong hệ thống trao đổi nhiệt sẽ dễ xảy ra nổ. Vì vậy cần tính toán xem lượng không khí dư trong C3 đủ để cháy được bao nhiêu C. Lượng oxy trong C3 được tính toán theo, đối với lò 2500 tấn clanhke/ngày là 5.68%, đủ để cháy hết 1.88% C trong phối liệu (Đối với mỗi loại lò sẽ có những giá trị cho phép C trong phối liệu khác nhau). Như vậy, để đảm bảo an toàn, chống nổ, đối với lò 2500 tấn clanhke/ngày cho phép phối liệu chứa tối đa 1.88% C. Trong các phối liệu nghiên cứu thì các phối liệu từ M0 đến M50 thoả mãn điều kiện này, tức tương ứng lượng tro bay trong phối liệu max là 6.83% và hàm lượng các bon trong phối liệu max là 1.849%.